DIỄN GIẢ
Ông Nguyễn Hồng Thắng là một trong những cán bộ tiên phong của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, phát triển, toàn bộ hệ thống kỹ thuật của NIC quốc gia Việt Nam, bao gồm các hệ thống hạ tầng Internet quan trọng quốc gia (Hệ thống máy chủ tên miền DNS quốc gia .VN và Trạm trung chuyển Internet quốc gia Việt Nam VNIX). Ông cũng triển khai nhiều dự án về ứng dụng công nghệ mới, phát triển Internet thế hệ mới, đảm bảo an toàn, tin cậy, bền vững cho hoạt động Internet Việt Nam: Triển khai tiêu chuẩn DNSSEC cho hệ thống DNS quốc gia; triển khai, chuyển đổi IPv6 toàn diện cho Internet Việt Nam; triển khai RPKI đảm bảo an toàn định tuyến Internet Việt Nam,…
Năm 2018, ông Nguyễn Hồng Thắng được trao tặng danh hiệu "IPv6 Hall of Fame" với những đóng góp thúc đẩy phát triển, ứng dụng IPv6 toàn cầu.
Thách thức trong an toàn, bền vững hạ tầng Internet đáp ứng sự phát triển của các công nghệ mới
Ông Paul Wilson có hơn 30 năm công tác trong lĩnh vực Internet, trong đó có 25 năm kinh nghiệm làm Giám đốc Trung tâm Thông tin mạng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APNIC). Trong vai trò Giám đốc, ông đại diện cho các hoạt động và lợi ích của cộng đồng Internet khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại các diễn đàn khu vực và toàn cầu, liên quan đến phát triển và quản lý Internet.
Ông Paul được đánh giá cao trong cộng đồng Internet toàn cầu và là thành viên của nhiều tổ chức uy tín, bao gồm: APIA, APNG, ISIF, NRO, ISOC và dotAsia.
Ông Vũ Hoàng Liên là Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam, đảm nhiệm vai trò thúc đẩy sự phát triển Internet Việt Nam thông qua việc tư vấn phản biện, chính sách, tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm xu hướng phát triển Interrnet. Nhờ những cống hiến to lớn cho nền Internet quốc gia, ông Vũ Hoàng Liên được bình chọn top 3 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất đến Internet Việt Nam trong 1 thập kỷ
Ứng dụng công nghệ mới trong phát triển hạ tầng lõi Internet Việt Nam
Ông Nguyễn Trường Giang có nhiều năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu, thiết kế, xây dựng, quản lý và phát triển các hệ thống mạng, dịch vụ Internet, và các hệ thống an toàn an ninh. Có nhiều tham gia và đóng góp trong sự phát triển và đảm bảo an toàn Internet Việt Nam; xây dựng và phát triển cộng đồng kỹ thuật công nghệ trong và ngoài nước. Trải qua nhiều vai trò từ chuyên viên quản trị, vận hành, đến quản lý, nghiên cứu, phát triển, v.v.
Năm 2022, ông được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), phụ trách mảng kỹ thuật công nghệ, quản lý, vận hành, phát triển các hệ thống Internet quan trọng quốc gia (Trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX, hệ thống DNS quốc gia), các hệ thống dịch vụ, an toàn an ninh của VNNIC.
Phân mảnh Internet và tác động đến an toàn, tin cậy Internet
Geoff Huston là Chief Scientist tại APNIC, nơi ông đảm nhận công tác nghiên cứu về hạ tầng Internet, công nghệ IP và chính sách phân bổ địa chỉ Internet, và các lĩnh vực về Internet khác. Ông được các tổ chức quản lý về Internet trên toàn cầu coi là nhà nghiên cứu xuất sắc về vấn đề cạn kiệt địa chỉ IPv4
Triển khai IPv6 cho mạng 5G/6G và IoT
Paresh Khatri hiện là CTO tại IP and Optical Networks Business Group, Nokia. Tại vị trí này, Paresh chịu trách nhiệm xây dựng nền tảng và chiến lược hạ tầng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhà khai thác mạng tại khu vực. Lĩnh vực nghiên cứu hiện tại của ông bao gồm truyền tải 5G, ảo hóa mạng và mô hình kiến trúc mạng SDN.
Paresh có hơn 24 năm kinh nghiệm làm việc với cả nhà cung cấp dịch vụ và các đơn vị bán lẻ trong việc xây dựng mạng truyền tải cấp IP/MPLS, bao gồm cả kinh nghiệm tham gia vào dự án chuyển đổi IP NGN lớn nhất nước Úc.
Tương lai mạng thông tin truyền thông với IPv6, 5G
Ông Navaneethan C. Arjuman hiện là Chủ tịch của IPv6 & 5G Working Group, APAN . Ông có bằng Tiến sĩ về lĩnh vực Thành phần mạng Plug and Play (An ninh mạng) cấp bởi Trung tâm IPv6 nâng cao quốc gia, Đại học Khoa học Malaysia. Ông cũng có bằng danh dự hạng nhất về Truyền thông và xử lý tín hiệu của Đại học Staffordshire, Vương quốc Anh. Vào năm 2020, ông được trao tặng danh hiệu cho đóng góp vào công tác phổ biến IPv6 bởi IPv6 Hall of Fame.
Internet thế hệ mới IPv6 cho mạng P2P IoT, Web3, 5G/6G, CC và P2P Blokchain
Ông Latif Ladid là nhà sáng lập và chủ tịch của Diễn đàn IPv6, dẫn đầu việc quảng bá IPv6 trên quy mô toàn cầu, tích cực làm việc với tất cả các bên liên quan vì mục tiêu chuyển đổi IPv6. Ông được cộng đồng quốc tế đánh giá là một nhà lãnh đạo với tầm nhìn sâu rộng trong lĩnh vực Giao thức Internet (IP) và Internet vạn vật (IoT), luôn nỗ lực trong việc xây dựng mạng Internet IPv6-only.
Ngoài vai trò tại Diễn đàn IPv6, Giáo sư Latif còn nắm giữ một số vị trí có ảnh hưởng trong các tổ chức nổi tiếng, kể đến như: Chủ tịch tiểu ban IEEE COMSOC IoT, chủ tịch tiểu ban IEEE COMSOC 5G, đồng chủ tịch tiểu ban IEEE COMSOC SDN-NFV, Ủy viên danh dự, Hiệp hội Internet - ISOC; Hội đồng Chương trình Logo Sẵn sàng IPv6 và Chủ tịch của ETSI IPv6 ISG.
Ông Sureswaran Ramadass là Giáo sư danh dự tại Đại học Khoa học và Công nghệ Malaysia (MUST). Trước đó, ông là Chủ tịch Trung tâm Chuyên môn IPv6 và IOT của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU/UN). Bên cạnh đó, ông cũng là Người sáng lập và Chủ tịch Diễn đàn IPv6 Malaysia, đồng thời là Chủ tịch danh dự của Chương trình Giáo dục Diễn đàn IPv6.
Trước đó, ông từng là Giám đốc sáng lập và Giáo sư tại Trung tâm IPv6 Tiên tiến Quốc gia (NAV6), thuộc Đại học Sains Malaysia. Với tư cách là Giám đốc NAV6, ông đóng góp rất nhiều trong việc triển khai thành công IPv6 tại Malaysia.
Nâng cao an toàn bảo mật cho mạng IPv6-only
Ông Krishna Kumar Lahoti hiện giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng IPv6 khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, với chuyên môn chính về công nghệ mạng tiên tiến như SDN, NFV và Internet vạn vật (IoT). Trong sự nghiệp của mình, ông luôn nỗ lực thúc đẩy việc chuyển dịch và ưng dung rộng rãi IPv6. Bên cạnh nghiên cứu, ông cũng tham gia vào các hoạt động diễn thuyết, tổ chức các buổi Webinar, hội thảo, tập huấn về IPv6. Đóng góp của ong cho lĩnh vực IPv6 mang về cho ông nhiều giải thưởng, trong đó có giải thưởng danh giá IPv6 Hall of Fame nam 2022.
Srinivas Chendi là chuyên gia tư vấn về chính sách, phát triển cộng đồng cấp cao của APNIC tại khu vực Nam Á. Ông chịu trách nhiệm hỗ trợ cộng đồng trong khu vực về phát triển chính sách và thúc đẩy tăng cường hợp tác giữa các thành viên APNIC.
Srinivas đảm nhận nhiều vị trí quan trọng tại APNIC và tại một số tổ chức khác, bao gồm Quản lý phát triển chính sách, quản lý dịch vụ trực tuyến, phân tích tài nguyên Internet, Giám sát hỗ trợ kỹ thuật và phân tích hệ thống an toàn an ninh,...
Các xu hướng công nghệ TTDL Việt Nam 2024 và cách tiếp cận của CMC Telecom
Ông Lê Minh Hiếu là Giám đốc Khối Data Center tại Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC Telecom. Ông có hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực data center, sở hữu nhiều chứng chỉ quốc tế: CDCE, CDCS, CDCP,... cũng như nhiều lần đạt được những danh hiệu danh giá, như: Giám đốc dự án xây dựng data center đầu tiên đạt chứng chỉ chính thức Uptime Tier 3 Design & Facility tại Việt Nam; Giám đốc dự án đánh giá chứng chỉ PCI-DSS đầu tiên cho data center tại Việt Nam; Giám đốc dự án đánh giá tuân thủ bảo mật và phòng chống rủi ro TVRA đầu tiên cho data center tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Trường Thành làm việc tại VNNIC từ năm 2004, có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế, triển khai, quản lý, vận hành các hệ thống mạng, dịch vụ, an toàn thông tin. Ông Thành là người trực tiếp xây dựng và triển khai “Đề án triển khai tiêu chuẩn DNSSEC cho hệ thống máy chủ tên miền (DNS) .VN”, thiết lập mạng IPv6 quốc gia và tham gia các hoạt động triển khai, thúc đẩy IPv6 tại Việt Nam.
An toàn hệ thống DNS và định hướng phát triển mới
Bill Woodcock là giám đốc điều hành của Packet Clearing House, một tổ chức quốc tế chịu trách nhiệm cung cấp hỗ trợ vận hành và bảo mật cho hạ tầng Internet quan trọng, bao gồm trạm trung chuyển Internet và hệ thống máy chủ tên miền (DNS); hỗ trợ các chính phủ xây dựng quy định và hoạch định chính sách về Internet; và đảm bảo sự phối hợp an ninh mạng với CERT và các nhà khai thác mạng.
Ứng dụng machine learning và AI trong giảm thiểu lạm dụng tên miền
Ông Mike Akana là người có nhiều kinh nghiệm trong đa dạng các lĩnh vực khác nhau, bao gồm giải pháp công nghệ thông tin, tên miền, đăng ký nhãn hiệu và quản lý hệ thống DNS. Với nền tảng kiến thức phong phú, ông Mike có tầm nhìn rộng và khả năng áp dụng kiến thức chuyên môn của mình vào nhiều bối cảnh khác nhau. Con mắt nhạy bén của ông đối với các xu hướng thị trường mới nổi cho phép ông duy trì sự linh hoạt và khả năng thích ứng trong môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng.
Nhận thức về vi phạm bản quyền trên môi trường mạng
Ông Maemura có hơn 25 năm kinh nghiệm điều hành và điều phối kỹ thuật Internet. Ông bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực Internet tại Tập đoàn NEC, Nhật Bản. Ông tham gia triển khai hoạt động kinh doanh ISP (BIGLOBE), với tư cách là kỹ sư mạng vào năm 1994. Sau đó, ông tham gia điều phối các ISP và hiệp hội trong giai đoạn thương mại Internet nổi lên ở Nhật Bản, bao gồm việc thành lập JANOG, và quản lý địa chỉ IP tại JPNIC.
Ông lần đầu tiên được bầu vào Hội đồng điều hành của APNIC năm 2000. Ông từng là thành viên EC trong 16 năm, giữ chức Chủ tịch EC trong 13 năm. Ông là thành viên Hội đồng quản trị của ICANN trong hai nhiệm kỳ đến năm 2022.
Với vai trò Giám đốc Chính sách của JPNIC, Maemura chủ trì việc nghiên cứu, điều phối, truyền thông chính sách Internet cũng như công tác đối ngoại của JPNIC.
Ông cũng tham gia Hội đồng Giám đốc JPCERT - nhóm ứng phó sự cố máy tính quốc gia tại Nhật Bản và là Giám đốc Hội đồng của Tổ chức DotAsia.
An toàn định tuyến, ROV trong RPKI
Sheryl từng đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau như quản trị mạng và hệ thống trước khi gia nhập APNIC. Bà bắt đầu sự nghiệp của mình với vai trò Trợ lý Hỗ trợ Kỹ thuật khi đang theo học tại Đại học Philippines. Sau đó, Sheryl tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Kỹ thuật Máy tính và tiếp tục làm việc tại Đại học của mình với vai trò Kỹ sư Mạng. Tại đây, bà quản lý hạ tầng mạng không dây và mạng DILNET.
Lĩnh vực quan tâm: Wifi, DNS/DNSSEC, IPv6 và an toàn thông tin.
Nâng cao bảo mật cho các tổ chức trước các cuộc tấn công mạng
Ông Luân có hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc vận hành và quản trị hệ thống thông tin doanh nghiệp, và hơn 10 năm công tác trong lĩnh vực dịch vụ trên nền Cloud, đặc biệt trong việc phát triển và vận hạnh hạ tầng dịch vụ CDN, Media OTT, Cloud Security, với vai trò Product Manager.
Giảm thiểu DDoS và Ransomware trong môi trường Internet tại Việt Nam
Ông Trịnh Hoài Nam hiện là Giám đốc Sản phẩm tại Công ty An ninh mạng Viettel, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng các giải pháp ATTT, trực tiếp tham gia xử lý nhiều sự cố về An toàn thông tin cho các doanh nghiệp, tập đoàn lớn và các hạ tầng trọng yếu tại Việt Nam.
Ông Nam có hơn 15 năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực An toàn thông tin và Công nghệ thông tin, trong đó hơn 5 năm quản lý, vận hành hạ tầng Công nghệ thông tin, viễn thông của Viettel - nhà mạng ISP lớn nhất tại Việt Nam. Và hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc chuyên sâu về lĩnh vực An toàn thông tin.
Phát triển trung tâm dự liệu trong kỷ nguyên mới
Ông Phạm An Thái làm việc tại VNPT từ năm 1992, trong đó có 25 năm quản lý vận hành khai thác, quản lý thực hiện đầu tư Hạ tầng mạng viễn thông quốc tế VNPT, và 7 năm quản lý vận hành khai thác Trung tâm dữ liệu VNPT Datacenter. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã đạt nhiều chứng chỉ quốc tế cá nhân, bao gồm: CDCP, CDFOM, CDRP…
Triển khai IPv6 tại Việt Nam
Bà Nguyễn Thị Oanh hiện giữ chức vụ Phó Trưởng phòng Hợp tác - Quản lý tài nguyên,thuộc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC). Bà cũng đang giữ chức vụ Chủ tịch Diễn đàn các Tổ chức quản lý IP/ASN khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (NIR SIG Chair). Bà Oanh phụ trách công tác về quản lý tài nguyên Internet (tên miền, địa chỉ IP/ASN), thúc đẩy chuyển đổi IPv6 Việt Nam, IPv6 For Gov, triển khai RPKI, … và tham gia xây dựng các chương trình, kế hoạch, chính sách liên quan đến tài nguyên Internet.
Tổng quan về DNSSEC: Hiện trạng và xu hướng thế giới
Champika hiện là chuyên gia về công nghệ Internet và an ninh mạng giàu kinh nghiệm tại ICANN, đại diện cho ICANN trong các hoạt động tham gia kỹ thuật và an ninh ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Champika thường xuyên được mời phát biểu hoặc đóng vai trò nhà chuyên môn tại nhiều diễn đàn an ninh quốc tế, INTERPOL, Hội đồng Châu Âu, v.v. Trong sự nghiệp học thuật và công tác, Champika đã nhận được nhiều giải thưởng xuất sắc, đồng thời phục vụ trong nhiều nhóm và ủy ban cộng đồng kỹ thuật khác nhau.
Giải pháp phát hiện và ngăn chặn kết nối tên miền độc hại – VNPT DNS Protection
Ông Lê Phạm Minh Thông hiện là Trưởng Phòng Điều hành an ninh tại VNPT Cyber Immunity, Công ty Công nghệ thông tin VNPT IT, một trong các đơn vị cung cấp dịch vụ và giải pháp An toàn thông tin hàng đầu Việt Nam. Ông đảm nhiệm việc xây dựng kiến trúc An toàn thông tin, quản lý, chủ trì các nhiệm vụ phòng chống và điều tra các cuộc tấn vào mạng nội bộ Tập đoàn VNPT và hệ thống thông tin của các khách hàng.
Ông có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực An toàn thông tin và Công nghệ thông tin, đã trực tiếp chủ trì tham gia vào các dự án khối Chính phủ, Tài chính, Ngân hàng, Doanh nghiệp, Sở ban ngành. Bên cạnh đó, ông cũng tham gia xây dựng và phát triển các giải pháp và dịch vụ An toàn thông tin nhằm làm hoàn thiện Hệ miễn dịch không gian số VNPT.
Quản trị Internet và tác động đến tin cậy, an toàn Internet
Athena Foo hiện là Quản lý hợp tác đa phương tại ICANN, với vài trò phát triển quan hệ giữa ICANN và cộng đồng Stakeholder tại khu vực Đông Bắc và Đông Nam Á. Bà làm việc tại văn phòng Singapore, kết nối với các Stakeholder chính để mở rộng sự hiện diện và tham gia của ICANN tại các khu vực này.
Trước khi gia nhập ICANN, Athena làm việc cho Chính phủ Singapore, phụ trách mảng hải quan, kinh tế và ngoại giao trên không gian mạng trong hơn 7 năm.
DNSSEC và các giải pháp an toàn dịch vụ thư điện tử trên hệ thống DNS
Ông Nguyễn Văn Trí là chuyên gia DNS & quản trị viên hệ thống cấp cao, làm việc tại Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) từ năm 2015. Hiện tại ông đang phụ trách quản trị hệ thống máy chủ DNS quốc gia .VN. Ông có kinh nghiệm trong triển khai tiêu chuẩn DNSSEC và các hệ thống giám sát, đảm bảo hoạt động an toàn ổn định cho hệ thống máy chủ DNS.
Giảm thiểu tác động sự cố mạng trước khi xảy ra với RIPE Atlas
Lia Hestina hiện đang tham gia vào nhiệm vụ mở rộng phạm vi phủ sóng của RIPE Atlas, mạng đo lường Internet lớn nhất thế giới, đồng thời điều phối Chương trình Đại sứ RIPE Atlas và Chương trình tài trợ RIPE Atlas. Bà cũng đang hợp tác với các cộng đồng địa phương để xác định những điểm cần mở rộng nghiên cứu bởi RIPE Atlas, qua đó đánh giá được sự đa dạng và hạn chế của từng khu vực.
Ông Lê Khắc Chính là chuyên gia DNS & quản trị viên hệ thống cấp cao, làm việc tại Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) từ năm 2016. Hiện tại, ông Chính đang phụ trách quản trị hệ thống máy chủ DNS Quốc gia .VN. Ông có kinh nghiệm trong triển khai tiêu chuẩn, công nghệ DNSSEC, IPv6; đào tạo, tư vấn triển khai hệ thống DNS cho các Bộ, Ngành, Sở TTTT.